Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Lưu ý khi sử dụng bình ngâm rượu

1. Lưu ý khi ngâm rượu thuốc với bình ngâm rượu

- Khi có nhu cầu sử dụng bình ngâm rượu, bình ngâm rượu đã sử dụng rồi hay bình ngâm rượu mới mua về sử dụng thì bạn nên rửa sach, phơi nắng cho ráo bình để tránh vi khuẩn có hại có thể phát triển làm hỏng rượu. Không được để nước lã còn sót lại trong bình sẽ làm hỏng rượu của bạn trong thời gian ngâm.
- Sau khi ngâm phải cất giữ vào nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời. Thời gian ngâm của mỗi loại rượu thì phụ thuộc vào loại rượu cũng như loại dùng để ngâm. Một số loại rượu thì càng ngâm lâu sẽ càng ngon, đem lại nhiều hương vị tuyệt vời.
- Trong thời gian ủ rượu, bạn nên thường xuyên kiểm tra để tránh sự cố có thể xảy ra. Thỉnh thoảng bạn nên lắc bình ngâm rượu của mình để các chất lắng dưới đáy bình tan đều và các chất hòa quyện được vào nhau.
- Các thực phẩm trước khi cho vào bình ngâm rượu phải được chế biến qua trước.
+ Các loại thảo dược : rửa sạch, để ráo. Chú ý bạn nên tìm hiểu qua các thông tin về các loại thực phẩm để có cách sơ chế đúng nhất để giữ lại được nhiều nhất chất dinh dưỡng của thảo dược.
+ Các loại động vật : bạn nên hạn chế ngâm chúng khi còn sống vì đã có nhiều vụ khi ngâm rượu rắn mà sau khi ngâm rượu tới mấy tháng nhưng rắn vẫn sống và còn có thể cắn người sử dụng. Không phải loại động vật nào cũng có thể đem ngâm rượu được và cứ thích ngâm thế nào thì ngâm đôi khi nó còn có tác dụng ngược lại. Bạn cũng nên tìm hiểu cũng như học hỏi kinh nghiệm của những người xung quanh để có được cách ngâm rượu tốt nhất.
- Bên cạnh việc lựa chọn, chế biến thực phẩm bạn còn cần phải chọn loại rượu phù hợp dành để ngâm rượu. Loại rượu này sẽ lấy được hầu hết các chất bổ, chất dinh dưỡng tốt nhất có trong thực phẩm ngâm.

Dược liệu dùng để ngâm rượu

2. Các cách dùng rượu thuốc sau khi đã ngâm với bình ngâm rượu

- Để rượu thuốc phát huy tác dụng thì bạn nên ngâm lâu một chút, tùy vào loại thực phẩm ngâm mà bạn ngâm trong khoảng vài tháng đến vài năm và phải ủ kín thì mùi vị của rượu sẽ càng thơm ngon hơn. Rượu ngâm thì thường có nhiều màu sắc như : vàng, hồng, đen hoặc không màu tùy thuộc vào thuốc ngâm.
- Nếu ngâm rượu thuốc mà chỉ tăng lượng thuốc không tăng lược rượu thì cũng không tốt vì rượu đã bị bão hòa và không lấy hết được các chất bổ có trong thuốc ngâm. Nếu muốn tăng hay giảm các vị thuốc, bạn phải dựa vào công thức để ngâm cho phù hợp. Khi uống thuốc có thể pha chế nhiều loại rượu với nhau. Có thể thêm đá hau hâm nóng, cho thêm hoa quả để tăng thêm mùi vị.
- Ngoài có thể uống trực tiếp rượu thuốc dể tăng cường sức khỏe, thì bạn còn có thể dùng có loại rượu này để xoa, bóp vào những vết bầm tím ngoài da. Chú ý không nên bôi lên các vết thương hở.
- Rượu thuốc tuy rất tốt nhưng vẫn rất tới say nên bạn chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ hàng ngày cũng như không nên cho trẻ em sử dụng, nó không tốt cho sức khỏe của trẻ.

3. Cách ngâm rượu thuốc với bình ngâm rượu

Theo Đông y, rượu thuốc giúp đưa thuốc vào máu nhanh chóng, có tác dụng dưỡng huyết, bổ huyết, hoạt huyết và thông kinh mạch. Do ít biến chất, dễ bảo quản, rượu thuốc thích hợp cho các bệnh lý mãn tính, phải điều trị lâu dài.
- Bào chế dược liệu : dược liệu ngâm rượu nhất thiết phải qua gia đoạn bào chế. Trước hết cần loại bỏ tạp chất, rửa sạch, sấy khô. Sau đó, có thể sao thơm, thái phiến, nghiền nhỏ hay đập vụn...tùy vào từng loại thuốc. Công đoạn này rất quan trọng, nó quyết định đến chất lượng của rượu thuốc, giúp cho các hoạt động được chiết xuất dễ dàng.
- Chọn rượu : loại rượu thường dùng là rượu trắng khoảng 40-60 độ được cất từ gạo, ngô hay khoai...Nếu có điều kiện thì bạn có thể lựa chọn loại rượu tốt hơn. Rượu càng cao độ thì càng dễ chiết xuất hoạt chất từ dược liệu và càng dễ bảo quản. Tuy nhiên, một số loại rượu thuốc do yêu cầu điều chế đặc thù nên có thể dùng loại rượu nhẹ hơn để ngâm. Ngược lại, với những dược liệu ít hút nước thì tỷ lệ rượu và thuốc ngâm chỉ khoảng 1/5. Có như vậy mới đảm bảo chiết xuất được hết các hoạt chất trong dược liệu, rượu không dễ biến chất và đạt được độ ngon cần thiết.

Bình ngâm rượu thuốc


- Cách chế biến : 
+ Ngâm lạnh : là cách hay dùng  nhất, áp dùng với đa số dược liệu. Cho dược liệu vào trong lọ, bình ngâm rượu hoặc hũ, đổ một lượng rượu phù hợp rời bịt kín lại đặt ở nơi tối, mát. Ngâm rượu thuốc từ 10-15 ngày. Mùa đông có thể ngâm lâu hơn một chút.
+ Ngâm nóng : thường áp dụng cho các dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó chiết xuất và có khả năng chịu nhiệt. Trước hết, người ta dược liệu và rượu vào dụng cụ thích hợp, đậy kín, đun cách thủy cho đến khi sôi rồi đổ sang bình ngâm rượu (binh ngam ruou) đã chuẩn bị sắn. Đậy kín và tiếp tục ngâm trong 7-10 ngày như ngâm lạnh.
Ngoài ra còn có các phương pháp hạ thổ nghĩa là chôn bình ngâm rượu thuốc đã trát kín xuống đất hàng trăm ngày. Cách này thường áp dụng cho các loại rượu thuốc có dược liệu là động vật. Các phương pháp khác như : ủ, đun, phun...nhưng ít được áp dụng hơn.
- Cách dùng : tùy theo bệnh tình và tính chất, nồng độ của rượu mà uống mỗi ngày 1-3 lần mỗi lần 10-30 ml. Những người uống được ít hoặc không biết uống rượu thì trước đó nên dùng một chút nước giải khát các loại. Để tăng hiệu quả điều trị, một số loại thuốc cần được đun nóng trước khi uống.
Rượu thuốc có thể được dùng bằng cách xông, xoa bóp, bôi, đắp, rửa, ngâm...tùy theo bệnh tình, tính chất của rượu và vị trí tổn thương.
- Cách bảo quản : Đặt bình ngâm rượu ở những nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Đặt ở những nơi vững chắc không bị lung lay, không dễ bị đổ vỡ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét